Chi tiết thủ tục: Phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình cá nhân liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác trường hợp có tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái

Lĩnh vựcLâm nghiệp
Thẩm quyền giải quyếtUBND cấp huyện
Cơ quan thực hiệnUBND cấp huyện
Đối tượng thực hiệnCông dân Việt Nam, Doanh nghiệp, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Hợp tác xã
Cách thức thực hiệnNộp hồ sơ qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc qua môi trường mạng (https://dichvucong.gialai.gov.vn) hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Trình tự thực hiện- Bước 1: Gửi hồ sơ
Chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác nộp 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.
- Bước 2: Kiểm tra tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ cho chủ rừng;
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho chủ rừng và nêu rõ lý do;
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho chủ rừng và nêu rõ lý do. Hồ sơ nộp qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
- Bước 3: Lấy ý kiến phương án quản lý rừng bền vững
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị trực thuộc có liên quan về nội dung phương án quản lý rừng bền vững.
- Bước 4: Trả lời ý kiến về phương án quản lý rừng bền vững
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản
- Bước 5: Tổng hợp ý kiến, ban hành Quyết định
Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của các cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT; phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 hoặc phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT và trả kết quả cho chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.
Trường hợp không phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời gian giải quyếtUBND cấp huyện
Lệ phíKhông
Kết quả thực hiệnQuyết định phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững., Quyết định điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững,
Yêu cầu
Căn cứ pháp lý- Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững.
- Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày
16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững
Thành phần, biểu mẫu hồ sơ

 - Đơn đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;
- Phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;
- Bản sao các loại bản đồ: + Hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016; + Hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Bản chính bản đồ quản lý rừng bền vững được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11566:2016 thể hiện diện tích các loại rừng được quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng, bảo tồn đa dạng sinh học; cơ sở hạ tầng lâm sinh, du lịch sinh thái theo kế hoạch quản lý rừng bền vững của chủ rừng.
Tỷ lệ bản đồ: 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 do chủ rừng tự chọn loại tỷ lệ bản đồ phù hợp với quy mô diện tích của khu rừng.