Chi tiết thủ tục: Hỗ trợ cho người lao động thuộc đối tượng là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân người có công với cách mạng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Lĩnh vựcLao động
Thẩm quyền giải quyếtUBND cấp huyện
Cơ quan thực hiệnSở Lao động, Thương binh và Xã hội - tỉnh Gia Lai, Phòng Lao động thương binh và xã hội
Đối tượng thực hiệnCông dân Việt Nam, Doanh nghiệp
Cách thức thực hiện- Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan giải quyết: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Trình tự thực hiện- Bước 1: người lao động trực tiếp nộp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đến cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương.
- Bước 2: Chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của người lao động, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thanh toán tiền hỗ trợ trực tiếp hoặc qua tài khoản ngân hàng của người lao động;
- Bước 3: Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội lưu giữ các hồ sơ, chứng từ
Thời gian giải quyết10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ
Lệ phíKhông
Kết quả thực hiệnNgười lao động được hỗ trợ bằng tiền.
Yêu cầuNgười lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc đối tượng:
- Người dân tộc thiểu số;
- Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật;
- Thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng.
Căn cứ pháp lý- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Nghị định số 61/NĐ/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
- Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT/BLĐTBXHBTC ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại
Nghị định số 61/NĐ/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
- Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có xác nhận nơi cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thành phần, biểu mẫu hồ sơ

- Giấy đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 01a;
- Giấy tờ chứng minh người lao động thuộc một trong các đối tượng: người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân người có công với cách mạng: + Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo: xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tại Giấy đề nghị hỗ trợ của người lao động; + Người lao động là thân nhân người có công với cách mạng: giấy xác nhận là thân nhân người có công với cách mạng theo Mẫu số 01b ;
- Bản sao hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (có xác nhận của doanh nghiệp) hoặc hợp đồng lao động trực tiếp giao kết giữa người lao động với người sử dụng lao động ở nước ngoài (nếu hợp đồng bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có chứng thực) và xác nhận đăng ký hợp đồng lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bản sao chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng của người lao động làm cơ sở thanh toán chi phí ăn, ở trong thời gian đào tạo;
- Hóa đơn hoặc biên lai thu tiền đào tạo nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng, khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp.